Xem ngày mua ngựa, mua trâu

Để biết ngồi thiền kiết già như thế cho đúng, trước tiên ta phải hiểu ngồi kiết già là gì? Bởi thực chất nhiều người chỉ nghe nói đến phương pháp này khi thiền.

Tranh đính đá phong cảnh đẹp, sang trọng

Tranh đính đá phong cảnh kết hợp cùng mạ vàng mang đến cho không gian nhà bạn nét đẹp và sự cuốn hút riêng chỉ có ở nó.

Những điều bí ẩn về tranh trang trí sơn dầu

Tranh sơn dầu là dòng tranh rất phổ biến và được yêu thích được vẽ lên từ các chất màu được làm từ sơn dầu.

Vì sao nên xem ý nghĩa cung Nô Bộc trong lá số tử vi ?

Theo người xưa, cung Nô Bộc là cung vị chủ quản người dưới quyền hay còn gọi là mối quan hệ chủ tớ.Ngày nay, cung Nô Bộc được một số nhà nghiên cứu đổi thành “ cung Giao Hữu” . m.

Sao Thiên Cơ: Luận về đặc tính và ý nghĩa

Sao Thiên Cơ là ngôi sao quan trọng trong hệ thống thập tứ chính diệu tinh. Ngôi sao này mang nhiều đặc tính của một thiện tú khi chiếu mệnh. Vậy Thiên cơ có ý nghĩa gì, ảnh hưởng ra sao đối với vận mệnh con người?

Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Sự khác nhau giữa kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo (cz)

Kim cương được lưu truyền mang nét đẹp vĩnh cửu với thời gián là loại đá quý hiếm, đẹp, đắt nhất thế giới. Đá CZ hiện nay đang chiếm đa số trên thị trường trang sức với cái tên kim cương nhân tạo. Vậy kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo CZ khác nhau ở những điểm nào.



Kim cương tự nhiên

Kim cương tự nhiên – chúa tể của các loại đá quý là loại đá quý hiếm mang vẻ đẹp vượt thời gian có giá trị vĩnh cửu với giá trị đắt đỏ nhất thế giới.


Kim cương tự nhiên là một trong hai dạng thù hình của carbon, với độ cứng cao và khả năng khúc xạ tốt.

Trong tinh thể kim cương, nguyên tố carbon chiếm 96% đến 99% , còn lại là sự có mặt các nguyên tố tạp chất với một lượng rất nhỏ như: N, H, B, Na,Ca, Mg………

Kim cương tự nhiên được hình thành sâu hàng trăm kilomet dưới lòng đất dưới (khoảng 150-200km dưới mặt đất), dưới nhiệt độ và áp suất rất cao (nhiệt độ khoảng 1200 độ C, áp suất khoảng 5 gigapascal).

Những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên.

Người ta có thể tìm thấy kim cương ở Châu Phi, Canada, Brazil, Nga, Ấn Độ…trong đó Châu Phi là nơi có trữ lượng lớn nhất.

Chỉ 20% kim cương khai thác được đạt đủ tiêu chuẩn 4C để đưa vào chế tác trang sức.

Chính vì thế kim cương tự nhiên luôn được xem là biểu tượng của vẻ đẹp, sự giàu có và vĩnh cửu theo thời gian.

Chính vì sự khan hiếm và đắt đỏ của kim cương tự nhiên mà trong chế tác trang sức 80% người ta dùng CZ để mạo danh kim cương với cái tên kim cương nhân tạo CZ.

Kim cương nhân tạo CZ

Cubic Zirconia là một loại đá tổng hợp với thành phần chính là ZrO2, bột ổn định, magie và canxi. Là một viên đá tổng hợp có chất lượng vượt trội có thể sánh ngang kim cương thường được biết đến với cái tên kim cương nhân tạo CZ.


Năm 1973 kim cương nhân tạo CZ được tạo ra bởi các nhà khoa học tại viện vật lý Lebedev ở Moscow Nga.

Thông thường một viên kim cương nhân tạo Cz sẽ không có màu, nhưng có thể được bổ sung một số oxit kim loại để cho ra một loạt các màu sắc khác nhau ví dụ như:

Cerium (Ce): giúp tạo ra màu vàng, cam hoặc đỏ.

Chromium (Cr): giúp tạo ra màu xanh lá.

Neodymium (Nd): giúp tạo ra màu tía.

Erbium (Er): giúp tạo ra màu hồng.

Titanium (Ti): giúp tạo ra vàng nâu.

Ngày nay CZ được sản xuất công nghiệp với số lượng nhiều, hàng loạt phục vụ khoảng 80% đá quý trong ngành công nghiệp nữ trang trên toàn thế giới.

Sự khác nhau giữa kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo CZ



Khi mua kim cương tự nhiên để đảm bảo tốt nhất nên có giấy chứng nhận quốc tế của GIA, IGI, AGS kiểm định. Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn và quyền lợi của mình bạn nên đến những trung tâm kim hoàn uy tín, minh bạch rõ ràng.

Bạn hãy xem thêm:

Nhận biết kim cương tự nhiên và kim cương tổng hợp CVD

Kim cương tổng hợp CVD là viên kim cương được con người tạo ra với đầy đủ tính chất vật lý hóa học của kim cương. Vậy làm thế nào nhận biết kim cương tự nhiên và kim cương tổng hợp CVD.


Vài nét về kim cương tự nhiên

Kim cương tự nhiên được hình thành sâu hàng trăm kilomet dưới lòng đất với nhiệt độ và áp suất rất cao qua hàng triệu đến hàng tỷ năm.

Chúng ta chỉ có thể khai thác được kim cương tự nhiên khi nó được đưa lên thông qua núi lửa phun trào.

Trữ lượng kim cương trên Trái Đất không ít tuy nhiên vấn đề nằm sâu dưới lòng đất làm cho việc khai thác kim cương khá khó khăn. Sản lượng kim cương tự nhiên khai thác được không đủ để đáp ứng nhu cầu với các ngành công nghiệp và chế tác trang sức.


Chỉ có 20% kim cương tự nhiên khai thác được đạt đủ tiêu chuẩn 4C để đưa vào chế tác trang sức. Chính vì thế kim cương tự nhiên là đá quý được nhiều người yêu thích và có giá thành rất đắt đỏ.

Việc khan hiếm nguồn kim cương tự nhiên khai thác được người ta đã nghĩ đến phương pháp tổng hợp kim cương trong phòng thí nghiệm.

Hiện nay có 2 phương pháp tổng hợp kim cương là HPHT vàCVD

Xét về chất ngọc, độ trong suốt, tính quang học thì kim cương tổng hợp CVD được ưa chuộng hơn trong chế tác trang sức.

Kim cương tổng hợp CVD

Trường hợp kim cương được tổng hợp bằng phương pháp CVD mầm tinh thể sẽ được tăng tưởng trong buồng chân không chứa đầy khí có chứa carbon, như khí mê-tan.

Một nguồn năng lượng sẽ phá vỡ các phân tử khí hút các nguyên tử carbon xuống tinh thể mầm. (Nguồn năng lượng này giống như một chùm tia vi sóng).


Mất khoản vài tuần để kết tinh tạo ra tinh thể kim cương.

Kim cương tổng hợp CVD có đầy đủ tính chất vật lý hóa học của kim cương như thành phần hóa học, độ cứng 10 trên thang đo Mohs, chỉ số chiết suất, tỷ trọng,. tất cả điều như kim cương.

Thực tế giá thành của kim cương tổng hợp CVD không hề rẻ chỉ thấp hơn kim cương tự nhiên một ít nhưng vẫn khá đắt.

Kim cương tổng hợp CVD thường có màu nâu nhạt để đạt được độ trong suốt thường trải qua quá trình xử lý nhiệt.

Hệ thống phân loại kim cương

Hiện nay kim cương được phân thành 2 loại chính là loại I và loại II do sự khác nhau vệ độ trong suốt dưới tia cực tím và tạp chất nitrogen.

Loại I và loại II sẽ được phân thành a và b dựa theo các sắp xếp của nguyên tử carbon và tạp chất trong cấu trúc tinh thể kim cương.


Hầu hết kim cương thiên nhiên thuộc loại Ia còn kim cương tổng hợp CVD thường thuộc các loại Ib, IIa và IIb, đây là những loại hiếm trong tự nhiên.

Nhận biết kim cương tự nhiên và kim cương tổng hợp CVD

Để xác định được viên đá nào là kim cương tự nhiên, viên đá nào là kim cương tổng hợp CVD tốt nhất bạn nên đến các trung tâm kiểm nghiệm đá quý có uy tín nhiều kinh nghiệm.

Chọn mua sản phẩm từ kim cương bạn hãy đến những trung tâm kim hoan uy tín có giấy kiểm định quốc tế để đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Bạn hãy xem thêm:

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

quá trình kiểm tra kim cương bằng huỳnh quang


Tại sao lại kiểm tra kim cương bằng huỳnh quang? quá trình này có quan trọng không? Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình quan trọng trong việc đánh giá một viên kim cương.
=>Xem thêm: Moissanite và kim cương tự nhiên.
=>Xem thêm: Kim cương nhân tạo.
Với việc sở hữu tính chất đặc thù, kim cương có khả năng phát xạ dưới ánh sang tia cực tím (UV). Dưới ánh sáng tia cực tím kim cương sẽ phát ra ánh sáng xanh hoặc hiế hơn là vàng và cam. Khi tia cực tím bị loại bỏ kim cương sẽ thôi phát sáng. Chỉ có khoảng 25 tới 35% kim cương có khả năng phát huỳnh quang.
Theo những chuyên gia việc kim cương phát xạ huỳnh quang chỉ là yếu tố nhận dạng chứ không phải yếu tố phân loại giá trị của viên kim cương (như màu sắc, giác cắt, độ tinh khiết, và trọng lượng). Thang đo việc phát xạ huỳnh quang được chia thành 5 cấp bậc: không màu – nhạt – trung bình – mạnh – rất mạnh, tháng đo này sẽ được đánh giá trong điều kiện phòng thí nghiệm.

=>Xem thêm: Nhẫn kim cương moissanite.
Vậy việc phát xạ huỳnh quang có ảnh hưởng tới chi phí của viên kim cương hay không? Việc viên kim cương phát xạ huỳnh quang chỉ mang yếu tố nhận dạng nhưng nó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến giá thành của viên kim cương. Việc giá thành tăng hay giảm tùy thuộc vào độ huỳnh quang của viên kim cương. Độ huỳnh quang cao có khả năng bán được giá cao hơn những viên có độ huỳnh quang thấp khoảng 3 – 5%.
Vậy tuy việc đánh giá một viên kim cương qua độ phát xạ huỳnh quang chỉ mang yếu tố nhận dạng nhưng nó cũng cho thấy viên kim cương đó có giá trị. Và như một điều kiên cố viên kim cương có khả năng phát xạ mạnh sẽ có chi phí cao hơn bình thường.
=>Xem thêm: Bán kim cương Moissanite Hà Nội.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Đánh giá kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo

Trên thị trường trang sức hiện nay đá CZ hay còn được gọi với cái tên là kim cương nhân tạo chiếm 80% các sản phẩm trang sức. So với kim cương tự nhiên, kim cương nhân tạo CZ có những đặc điểm về tính chất vật lý hóa học gần giống nhưng lại có giá thành thấp hơn rất nhiều.

Các thông số cơ bản của kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo CZ



Để hiểu về kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo CZ chúng ta có thể xem các thông số cơ bản về đặc tính hóa học, vật lý dưới đây:

Yếu tố
Kim Cương Tự Nhiên
Kim cương nhân tạo CZ
Thành phần hóa học
C
ZR02
Màu sắc 

Không màu, vàng, nâu, lục (hiếm), xanh, đỏ, cam, đen
Không màu, Từ năm 2010, Swarovkski đã tổng hợp các màu chính dùng cho đá CZ nhằm làm đa dạng sản phẩm và thay thế cho kim cương màu
Trọng lượng riêng
3.52
5.80(+-0.20)
Chiết xuất
2.417
2.150(+-0.030)
Hệ số tán sắc
0.044
0.060
Độ cứng
10
8.5
Cát khai
Hoàn toàn
Không có
Tính dẫn nhiệt
Dẫn nhiệt tốt
Không dẫn nhiệt
Bề mặt chế tác
Rất bóng, cạnh sắc nét
Bóng, cạnh giác hơi tròn, không sắc sảo
Nguồn gốc
Tự nhiên
Nhân tạo

Kim cương tự nhiên

Là một trong hai dạng thù hình của carbon nguyên chất với liên kết cộng hóa trị hình tháp và có cấu trúc tinh thể lập phương hình bát diện.



Kim cương tự nhiên được hình thành hàng trăm kilomet sâu dưới bề mặt trái đất qua hàng triệu, tỷ năm dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ rất cao.

Kim cương được đưa lên bề mặt trái đất thông qua việc phun trào của núi lửa.

Việc khao thác kim cương tự nhiên không hề đơn giản, so với nhu cầu kim cương hiện tại trong các ngành công nghiệp và ngành chế tác trang sức thì kim cương tự nhiên hiện tại khá khan hiếm.

Chỉ có 20% kim cương tự nhiên được khai thác đạt đủ tiêu chuẩn 4C (“Carat” (Khối lượng), “Clarity” (Độ trong suốt), “Color” (Màu sắc) và “Cut” (Cách cắt)) đủ điều kiện để chế tác thành trang sức.

Kim cương là loại đá quý cứng nhất thế giới hiện nay với độ cứng 10 trên thang đo Mohs

Kim cương tự nhiên là loại đá đắt nhất thế giới hiện nay.

Kim cương nhân tạo CZ

Kim cương nhân tạo CZ (Cubic Zirconia) là tinh thể nhân tạo sản xuất từ Zirconium(IV) Oxit được tinh chế và ổn định tại nhiệt độ cao.


Đá CZ (Cubic Zirconia) được biết đến lần đầu vào năm 1937 tại Viện Lebedev (Viện vật lý FIAN của Viện Hàn lâm Khoa học Nga)

Đá Cubic Zirconia có độ quan hoạc hoàn hảo nhưng chỉ có độ cứng 8.0 đến 8.5 trên thang đo Mohs nên đễ bị trầy xước, xuống màu sau một thời gian sử dụng.

Thông thường một viên kim cương nhân tạo CZ không có màu, nhưng từ năm 2010, Swarovkski đã tổng hợp các màu bằng cách bổ sung một số oxit kim loại để cho ra một loạt các màu sắc khác nhau.



Cũng giống như kim cương một viên đá CZ tiêu chuẩn được dùng chế tác trang sức cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn 4C

Phân biệt kim cương thiên nhiên và kim cương nhân tạo CZ

Cách để xác định giá trị chính xác nhất của viên kim cương bạn đang sử dụng là thẩm định nó tại các trung tâm thẩm định và uy tín.

Viện đá quý Mỹ (GIA) và Hiệp hội đá quý Mỹ (AGS) là một địa chỉ đáng tin cậy trong việc kiểm định kim cương.


Tại Việt Nam nếu đơn vị cung cấp kim cương tự nhiên thông thường bắt buộc phải có giấy kiểm định của GIA. Để mua được trang sức chất lượng bạn nên chọn các thương hiệu uy tín trên thị trường.

Bên cạnh đó bạn có thể thực hiện vài mẹo để phân biệt kim cương và kim cương nhân tạo CZ.

Kim cương có chỉ số khúc xạ cao và có thể bẻ cong ánh sáng đi xuyên qua lưới tinh thể. Còn sáng đi qua viên đá CZ sẽ có nhiều đường nét hình lăng trụ hơn.

Đá CZ sẽ nặng hơn kim cương khi 2 viên đá có cùng số ly (mm).

Nếu hà hơi vào viên đá, kim cương nhân tạo CZ sẽ bị bám hơi còn kim cương tự nhiên thì không.

Có thể sử dụng các bút thử, máy thử kim cương trên cơ sở độ dẫn nhiệt để phân biệt vì kim cương dẫn nhiệt cao còn CZ hoàn toàn không dẫn nhiệt.

Qua bài viết trên ta có thể thấy về tất cả mọi yếu tố kim cương tự nhiên đều bỏ xa kim cương nhân tạo và cũng vì thế mà giá tiền cũng có sự chênh lệch cực lớn.

Hiện nay trên thì trường đang phổ biến kim cương moissanite, loại này có những đặc điểm gần như giống hoàn toàn kim cương tự nhiên, không thể phân biệt bằng mắt thường mà chỉ có thể nhận biết bằng bút thử kim cương chuyên dụng

Giá của moissanite hiện tại cũng mềm hơn rất nhiều so với kim cương tự nhiên, vì thế rất nhiều người đang tìm hiểu về moissanite đây là một lựa chọn đáng cân nhắc bởi tính thẩm mỹ và chi phí bỏ ra là vô cùng hợp lý.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích về kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo CZ.