Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Lịch sử giá vàng thế giới

Nửa thập kỷ trôi qua, thế giới đã chứng kiến những biến động giá vàng. Theo số liệu thống kê từ năm 1973 trở về đây, giá vàng được đà tăng mạnh mẽ lập kỷ lục lịch sử ở mức 1900 USD/ounce. Mặc dù tăng kỷ lục, nhưng có thời điểm giá vàng rơi thảm 1980. Nguyên nhân chính cho những biến động này là do các cuộc khủng hoảng kinh tế, hay mâu thuẫn chính trị.



Nhìn lại “vũ điệu” của giá vàng thế giới từ năm 1973 đến năm 2010 

Giá vàng từ năm 1973 - năm 1980:Tiêu chuẩn vàng kết thúc


Trước năm 1973, Hệ thống Bretton Woods tan vỡ, thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tiền tệ. Để lý giải cho sự việc trên, là do lạm phát và thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ. Nguyên nhân của lạm phát gia tăng, do Mỹ in tiền phục vụ cho việc tài trợ cho chiến tranh khiến đô la mất giá. Sau đó Mỹ quyết định, bỏ giá trị cố định của đồng đô la và cho phép nó được thả nổi. Quyết định này khiến cho đồng đô la ngay lập tức hạ giá, xuống còn 38 USD/ounce.

Năm 1973, hầu hết các quốc gia lớn chấp nhận hệ thống tỷ giá thả nổi. Giá vàng thế giới giao dịch quanh mức 42 USD/ounce. Năm 1978, đây là giai đoạn kinh tế thế giới và kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng vừa suy thoái. Lạm phát cao do khủng hoảng giá dầu tăng mạnh. Đỉnh cao là tháng 1 năm 1980, giá vàng được hỗ trợ bật tăng đến 850 USD/ounce. Sự can thiệp của Xô Viết tại Afghanistan và tác động của cuộc cách mạng tại Iran đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến kim loại quý.

Giá vàng từ năm 1982 - năm 2007: Nhà đầu tư chuyển hướng tìm đến vàng 

Cuối năm 1982 , cuộc suy thoái khủng hoảng năng lượng Iran kết thúc. Sau đó 18 năm, kinh tế thế giới và kinh tế nước Mỹ dần phục hồi trở lại. Duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát thấp. Giá vàng đã giảm xuống mức 300 – 400 USD/ounce. 

Đặc biệt trong năm 1999, giá vàng có thời điểm lao dốc xuống mức 250 USD/ounce. Do những lo ngại về việc các ngân hàng trung ương giảm dự trữ vàng. Cùng với đó các công ty khai mỏ, cũng bán vàng trên thị trường kỳ hạn để tránh sự giảm giá. Sau hai tháng, giá vàng quay đầu bật tăng lên 338 USD/ounce. Giá vàng cao nhất trong 2 năm qua. Thỏa thuận giữa 15 ngân hàng trung ương châu Âu về hạn chế bán vàng. Đã góp phần hỗ trợ cho giá vàng. Đối với giới đầu tư vàng dịch chuyển theo hướng tích cực hơn.

Trong năm 2003, giá vàng phá mốc 400 USD/ounce. Đây mà mức bật tăng cao nhất trong 4 năm rưỡi. Do căng thẳng chính trị, Mỹ tấn công Iraq. Dẫn đến các nhà đầu tư cũng nhanh chóng tìm đến vàng như một như trú ẩn an toàn, bảo vệ giá trị danh mục đầu tư. 

Từ năm 2004 đến 2007, giá vàng liên tục tăng cao. Do giới đầu tư và các quỹ lớn đổ tiền vào thị trường hàng hóa. Dẫn đến đồng USD suy yếu, giá dầu cao và những lo ngại về địa chính trị do tham vọng hạt nhân của Iran. Năm 2007, giá vàng đạt đỉnh ở mức 845,4 USD/ounce sau 28 năm.

Giá vàng từ năm 2008 - năm 2010: Suy thoái kinh tế toàn cầu 


Năm 2008, thị trường vàng thế giới có nhiều cột mốc đáng kinh ngạc. Đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các sàn giao dịch vàng. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giúp giá vàng đạt đỉnh ở mức 1.030,8 USD/ounce. Cũng thiết lập mức tăng kỷ lục trong một ngày là 90 USD/ounce. 

Năm 2008, một năm lượng tiền lớn chảy từ chứng khoán sang vàng. Tâm lý nhà đầu tư tìm tới vàng cũng diễn biến rất khác biệt. Vào tháng 3, giá vàng cao ngất ngưỡng thế nhưng các nhà đầu tư vẫn đua nhau mua vào. Nhưng vào những đợt tăng giá sau, nhà đầu tư tung ra bán chốt lấy lời. Chúng ta có thể thấy, lúc bấy giờ vàng là một công cụ đầu tư an toàn cuối cùng và lâu dài nhất.

Khởi động 2009, giá vàng chỉ quanh mức 880 USD/ounce. Sau đó vào cuối năm, con số bật tăng quanh ngưởng 1.215 USD/ounce bỏ xa cột mốc tăng đỉnh của năm 2008. Giá vàng được hỗ trợ nhiều do động thái mua vào của các ngân hàng trung ương. Và sự sụt giảm mạnh mẽ của đồng USD. Các gói cứu trợ của chính phủ, đã bơm một lượng tiền khổng lồ vào kinh tế. Một phần của dòng tiền đó cũng chảy vào thị trường vàng.

Năm 2010, là năm tăng giá thứ 10 liên tục vàng. Giá vàng giao ngay mức 1.432,5 USD/ounce. Thiết lập một kỷ lục mới cho giá vàng. Tính từ đầu năm 2010, giá vàng tăng xấp xỉ 26%. Trong khoản thời gian này giá vàng thường xuyên phá kỷ lục. Giới đầu tư vẫn luôn coi vàng, một nơi bảo đảm giá trị tài sản. Trước cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu. Cùng với đó nỗi lo sợ về đồng đô la mất giá. Tốc độ phục hồi kinh tế của Mỹ, tương đối chậm chạp. Làm phát có chiều hướng gia tăng mạnh. Không chỉ các nhà đầu tư, ngân hàng trung ương cũng nhanh chóng mua vàng để dự trữ trong năm qua.

Những bước đi của giá vàng thế giới từ năm 2011 đến năm 2020


Giá vàng từ năm 2011 - năm 2012: Xác lập mức giá vàng cao nhất lịch sử 

Năm 2011, một năm thị trường vàng thế giới đã trải qua nhiều biến động. Đầu năm, giá vàng khởi động mức giá có ngất ngưởng 1370 USD/ounce. Bỏ xa mức kỷ lục năm 2010 đạt được. “Cơn sốt vàng” bắt đầu xuất hiện sớm, khi giá vàng liên tục biến động. Giá vàng xác lập mức cao chưa từng có trong lịch sử ở 1.917,9 USD/ounce trong ngày 23/8/2011. Trong hơn 30 năm, giá vàng mới có biến động mạnh đến thế. “Vũ điệu” của vàng lao một mạch từ hơn 1.300 USD/ounce lên 1.900 USD/ounce. Lý giải cho điều này, do vấn đề nợ công của châu Âu. Suy giảm tăng trưởng của Mỹ, kéo theo các cuộc khủng hoảng khác sau đại khủng hoảng năm 2008. Cùng với đó là tâm lý tích trữ, do lo ngại lạm phát của nhà đầu tư.

Giá vàng 2012 không mấy khởi sắc, khi thị trường vàng tại New York tăng chưa đầy 6%. Mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm. Chốt phiên ngày 24/12, giá vàng dao động quanh mức 1660 USD/ ounce. Giá vàng năm 2012, vẫn được hỗ trợ nhiều bởi môi trường lãi suất thấp. Nhà đầu vẫn tìm tới vàng, để phòng ngừa rủi ro trong bối cảnh nợ leo thang ở châu Âu. Các nền kinh tế mới nổi, cũng là nguồn lực giúp nâng đỡ giá vàng. Tuy vậy, địa vị “vịnh tránh bão” không còn mạnh như các năm trước nữa. Thay vào đó là đồng USD được nhà đầu tư ưa chuộng hơn.

Giá vàng từ năm 2014 - năm 2018: Thị trường vàng ảm đạm

Sau khi thiết lập mức cao kỷ lục trong lịch sử giá vàng 1.900 USD/ounce năm 2011. Thị trường vàng thế giới liên tục lao dốc. Trong suốt 7 năm không xác lập lại được cột mốc cao lịch sử này. Thị trường vàng thế giới kém sôi động. Năm 2014, giá vàng thế giới biến động phức tạp hơn. Vàng tăng mạnh vào quý I lần gần 1.400 USD/ounce. Sau đó giảm mạnh vào quý III và IV xuống còn 1.190 USD/ounce. Do căng thẳng địa chính trị diễn ra trên toàn thế giới. Tình cảnh ảm đạm kéo dài liên lục sang năm 2015. Giá vàng có phiên chạm đáy 6 năm, chỉ còn 1,049 USD/ounce. Do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lần đầu sau gần 10 năm. Vàng không còn là một kênh thu hút giới đầu tư thế giới. 

Năm 2016, giá vàng vẫn tăng 9% và chấm dứt chuỗi trượt dốc 3 năm liên tiếp trước đó. Vào 08/07/2016 giá vàng tăng ở mức 1.365 USD/ounce. Do Anh quyết định rời Liên minh châu Âu, đã giúp hỗ trợ cho giá vàng có bước nhảy vọt. Giới đầu tư một lần nữa đổ xô đầu tư vào vàng. Thế nhưng, giá vàng sụt giảm dần vào cuối năm. Chốt năm 2016, giá vàng chỉ còn 1.150 USD/ounce. Nhìn tổng thể cả năm, giá vàng cuối 2016 vẫn tăng 9%.

Năm 2017, giá vàng đem lại nhiều kỳ vọng hơn khi có sự phục hồi nhẹ. Đà tăng này kéo dài đến quý I năm 2018. Dao động khoảng 1.302 USD/ounce đến 1.357 USD/ ounce. Xu hướng này cũng nhanh chóng kết thúc nào tháng 04/2018. Khi chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc xảy ra. Giới đầu tư ồ ạt tìm tới đồng đô la, khiến giá vàng giảm mạnh. Từ mức 1.365 rơi không phanh xuống mức 1.160 USD/ounce, giảm gần 15%. Đây là mức thấp nhất trong 1 năm rưỡi. Sau đó hồi phục lại và cuối năm, nhưng vẫn không trở lại mốc 1300 USD/ounce.

Giá vàng từ năm 2019 - Tháng 05/2020: Giá vàng bật tăng mạnh mẽ

Năm 2019 giá vàng thế giới nhận được nhiều tín hiệu tích cực. Giá vàng tăng 11%, đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư kim loại. Trong phiên giao dịch sáng 31/12, giá vàng thế giới quanh ngưỡng 1.516 USD/ounce. Nguyên nhân khiến giá vàng liên tục tăng cao là do sự bất ổn của địa chính trị và thương mại. Chỉ số USD hiện đang giảm thấp. Vàng vẫn nơi trú ẩn an toàn trong 2019. 

Khởi đầu năm 2020, với thông tin bất ổn về dịch cúm tại Vũ Hán. Đã khiến cho giá vàng có nhiều biến động. Đỉnh điểm vào đầu tháng 3/2020, Virus Corona lan rộng ra các nước châu Âu và đặc biệt là Mỹ. Khiến cho thị trường tài chính toàn cầu chìm trong sắc đỏ. Nhưng trái ngược sự bất ổn của kênh tài chính, giá vàng bật tăng mạnh mẽ. Thiết lập kỷ lục nhiều năm, vượt mức giá 1.700 USD/ounce. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh Covid-19, khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng. Từ đầu năm tới, vàng tăng gần 18%. Trong khi đó cả năm 2019 mới tăng được 18%. Dịch bệnh khiến kinh tế suy giảm. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tung nhiều gói cứu trợ cho người dân, và nền kinh tế. Thậm chí, vàng được dự đoán sẽ chạm mốc lịch sử năm 2011 là trên 1.900 USD/ounce. Nhiều chuyên gia dự đoán, giá vàng thậm chí chạm mốc 3.000 USD/ounce vào cuối năm 2021.

Vậy nên sau khi trải qua nửa thập kỷ, giá vàng đã có nhiều thay đổi chóng mặt. Trải qua các cuộc suy giảm kinh tế, mâu thuẫn chính trị. Vàng vẫn nơi trú ẩn an toàn của giới đầu tư.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét