Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Tại sao kim cương lại có giá thành cao?

Nhiều người nghĩ rằng kim cương rất hiếm, vì vậy mà giá của chúng rất cao và được gắn mác là loại đá quý xa xỉ. Nghĩ là vậy, nhưng ít ai biết được lý do tại sao kim cương lại quý đến vậy. 

Tại sao kim cương lại có giá thành cao đến vậy

Chi phí khai thác đắt đỏ

Kim cương được hình thành trong môi trường khắc nghiệt, với độ sâu trong lòng đất lên tới 200km, dưới áp suất cực đại ở nhiệt độ 1.200 độ C. Khoáng vật này hầu hết tập trung vào những địa điểm trắc ẩn, nguy hiểm như gần miệng núi lửa đã tắt, nằm sâu trong lòng đất…. 

Trên thế giới, nơi được coi có trữ lượng lớn kim cương là Nam Á, châu Phi và bắc Mỹ. Vì những đặc tính trên đã khiến các nhà địa chất phải tiến hành nghiên cứu trong thời gian tính bằng thập kỷ. Bên cạnh đó, khi khai thác kim cương phải cần tới khối lượng công nhân tới con số hàng trăm người. Ước tính rằng để tìm một carat kim cương, người thợ khai thác phải đào bới sáng lọc hơn 1,3 triệu tấn đất đá. 
Hình 1: Tại sao kim cương có giá thành cao trong khi chúng lại là loại đá phổ biến
Không những chỉ dừng lại ở chi phí khai thác đắc đỏ, giá trị viên kim cương thô chỉ bằng 40% loại kim cương đã qua xử lý. Chúng phải trải qua quá trình đánh bóng, cắt mài, loại bỏ tạp chất...Những công việc này đều phải tiến hành bằng tay, mà không một loại máy móc nào có thể thay thế được. 
Tất cả những lí do trên đã khiến chi phí bị cộng dồn lại và sản xuất kim cương là chi phí khổng lồ. Vì vậy đây cũng là yếu tố khiến giá kim cương trở nên đắt đỏ, tuy nhiên đây chắc chắn không phải là yếu tố chính.

Sự độc quyền trong ngành khai thác kim cương

Trong nhiều thế kỷ, kim cương được coi là là biểu tượng quyền lực, sự sang trọng, địa vị. Và những viên kim cương thường có giá trị cao vì đặc tính quý hiếm. 

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng vào trước năm 1800, lúc này kim cương thật sự rất hiếm. Sau đó, những mỏ kim cương có trữ lượng khổng lồ được phát hiện ở Kimberley, Nam Phi. Kim cương ngập tràn trên thị trường, các nhà tài chính của mỏ nhận ra rằng họ đang đầu tư vô giá trị. Khai thác càng nhiều kim cương, chúng càng trở nên phổ biến và giá cũng vì vậy mà bị sụt giảm nặng nề. 
Hình 2: Tại sao kim cương có giá thành cao mặc dù không hiếm

Cách tập đoàn De Beers độc quyền khai thác

Để ngăn chặn những vấn đề trên, tập đoàn De Beers nhanh chóng can thiệp. Họ đã mua lại mỏ và duy trì kiểm soát chặt chẽ nguồn cung kim cương trên toàn cầu. De Beers chỉ phát hành đủ kim cương để đáp ứng nhu cầu của hàng trăm người. Điều này vô tình tạo ra ảo tưởng rằng kim cương cực kỳ hiếm.
Nhưng trên thực tế, kim cương đã bị hạn chế nguồn cung, để giúp tăng giá trị viên kim cương. 
Hình 3: Tại sao kim cương lại quý? Là một lầm tưởng mà tập đoàn De Beers đã tạo ra
Dù vậy, nhưng việc độc quyền kim cương lại không phải điều dễ dàng đạt được. Chúng đòi hỏi tập đoàn này phải cân bằng hoặc trừng phạt tàn nhẫn với các đối thủ cạnh tranh. De Beers sẽ ra sức thuyết phục nhà sản xuất khác gia nhập vào kênh phân phối độc quyền. Đối với các chủ sở hữu từ chối gia nhập, nhóm độc quyền này sẽ mua tất cả kim cương.  

De Beers tử bỏ quyền kiểm soát thị trường

Trong phần lớn thế kỷ 20, tập đoàn này đã kiểm soát 90% hoạt động buôn bán kim cương và nắm hoàn toàn quyền lực để đẩy giá kim cương tăng cao. Với đòn bẩy này, nó có thể giữ giá kim cương ổn định một cách giả tạo bằng cách khớp cung với nhu cầu thế giới. Tuy nhiên đến năm 2000, De Beers tuyên bố từ bỏ độc quyền kinh doanh kim cương sau hơn 100 nắm giữ. 
Hình 4: Tập đoàn De Beers tuyên bố từ bỏ quyền kiểm soát thị trường hơn 100 năm

Giá kim cương không đổi dù dịch bệnh

Ngày nay, viên kim cương vẫn không hề giảm giá trị, dù cho độc quyền kinh doanh đã biến mất. Hai ông lớn De Beers và Alrosa đang tìm mọi cách để bảo vệ thị trường của họ, quyết tâm không hạ giá. Dù cho tồn kho kim cương  vẫn ngày càng một nhiều lên. 

Trong bối cảnh mùa dịch hiện tại, các hãng khai thác nhỏ hơn đã giảm giá bán tới 25% để tìm cách tồn tại. Hành động này cũng khiến các hãng lớn khó thuyết phục người mua tìm đến mình.
Hình 5: Mặc dù đã từ bỏ quyền độc quyền kinh doanh, nhưng giá kim cương vẫn không hề giảm giá trị
Nhìn chung, viên kim cương không hề quý hiếm như cách mà mọi người đang thấy. Chúng chỉ đang được các tập đoàn gắn cho mác xa xỉ và sang trọng. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn biết được lý do tại sao kim cương lại quý đến vậy. 

Bạn hãy xem thêm: 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét