Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Tại sao Châu Phi có nhiều kim cương nhất?

Theo các nhà khoa học, kim cương là một loại khoáng sản được hình thành cùng thời gian với các lục địa cổ. Đó là một phần lý do giải thích tại sao châu Phi có nhiều kim cương hơn các lục địa khác. 
Cùng đọc bài viết để khám phá nguyên nhân chi tiết hơn nhé! 

Kim cương được hình thành như thế nào?

Trước khi trả lời câu hỏi tại sao châu Phi có nhiều kim cương nhất. Bài viết sẽ tìm hiểu cơ bản về sự hình thành kim cương. 

Lớp thạch quyển Cratons

Trái Đất có tuổi thọ 4.5 tỷ năm và con người chỉ mới sinh ra từ 200.000 năm trước. Trong khi đó, viên kim cương cổ nhất được tìm thấy ở Canada có niên đại đến 3.5 tỷ năm. Như vậy, kim loại quý này đã trở thành một phần của hành tinh ngay từ những ngày đầu.

Kim cương được tìm thấy ở lớp phủ dưới của tầng Cratons

Theo Ehud Arye Laniado - chuyên gia kim cương toàn cầu cho biết kim cương chỉ được tìm thấy ở lớp vỏ Cratons. Đây là lớp vỏ lâu đời và ổn định nhất của thạch quyển lục địa. Ước tính, lớp vỏ này được hình thành từ 4 tỷ năm trước, có độ dày hơn 100 km. 
Đặc biệt, nó được tạo thành từ đá móng cổ, đá trầm tích và các rễ thạch quyển vững chắc. Phía trên, Cratons có những miệng núi lửa giữ vai trò là lá chắn, chúng có áp suất và nhiệt thấp hơn phần còn lại nằm sâu trong vỏ trái đất. Vì vậy, chúng sẽ có độ nổi nhất định, giữ lớp vỏ này không chị chìm xuống hoặc nguội đi. Tại đây, các vật liệu đã đông đặc lại, tạo thành lớp nền dày có nhiệt độ và áp suất thích hợp để hình thành kim cương.

Sự hình thành kim cương bên dưới các miệng núi lửa

Chúng ta đều biết rằng để kim cương hình thành cần có nhiệt độ 900-1300 độ C và áp suất 45-60 kilobar. Cộng thêm các yếu tố về thời gian hình thành, độ sâu đã phân tích phía trên. Ta có thể thấy điều kiện của lớp vỏ Cratons hoàn toàn tương thích để kim cương tồn tại.
Khi các miệng núi lửa phun trào, magma ở lớp vỏ này sẽ cuốn theo các vật thể vùi có kim cương và đưa lên mặt đất. 

Sự phun trào kimberlite sẽ mang theo kim cương lên mặt đất

Theo các nhà nghiên cứu, hầu hết các mỏ kim cương được tìm thấy đều nằm dưới các miệng núi lửa từng phun trào kimberlite. Đây là loại magma nằm sâu trong lớp phủ. Chúng có nhiệt độ không quá cao, dễ bay hơi, ít oxi hóa và phun trào nhanh chóng. Nhờ vậy, kimberlite có thể đưa kim cương lên mặt đất mà không hoà tan chúng. 

Tại sao châu Phi có nhiều kim cương nhất?

Trên thực tế, không có một ai trên Trái Đất được chứng kiến sự phun trào của kimberlite. Tất cả các mỏ kim cương đã và đang được tìm thấy đều đã xảy ra từ 80-550 triệu năm về trước. Vì vậy, kim cương chỉ xuất hiện ở những lục địa già có những đỉnh núi lửa cổ đại như châu Phi. Những khu vực trẻ hơn như châu Á, Châu Đại Dương không đủ điều kiện về địa chất để hình thành loại đá quý này.

Núi lửa từng phun trào kimberlite có màu xanh đặc trưng

Khi tìm hiểu tại sao châu Phi có nhiều kim cương, người ta đã phát hiện sự phun trào kimberlite ở Nam Phi vào 120 triệu năm trước. Đến thế kỷ 19, con người mới phát hiện và khai thác kim cương.
Hiện nay, ở châu Phi có các mỏ như Trans Hex, Venetian, Finisch, Cullinan… đang hoạt động. Các mỏ này nằm trong tay của các công ty, tập đoàn lớn như De Beers, Petra Diamond... Chúng thường được khai thác lộ thiên hoặc đào hang động sâu vào lòng đất. Mang đến hàng triệu carat mỗi năm và lợi nhuận khổng lồ cho nền công nghiệp kim cương.


Những mỏ kim cương ở Nam Phi

Tóm lại, có hai lý do giải thích tại sao châu Phi có nhiều kim cương nhất. Một, châu Phi là lục địa cổ, có lớp thạch quyển Cratons. Hai, trong quá khứ những núi lửa ở châu Phi đã phun trào magma kimberlite mang theo kim cương. Nếu có những thắc mắc khác về loại đá quý này, bạn hãy truy cập Jemmia để biết thêm nhé!

Bạn hãy tìm hiểu thêm: 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét