Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Sự khác nhau giữa kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo (cz)

Kim cương được lưu truyền mang nét đẹp vĩnh cửu với thời gián là loại đá quý hiếm, đẹp, đắt nhất thế giới. Đá CZ hiện nay đang chiếm đa số trên thị trường trang sức với cái tên kim cương nhân tạo. Vậy kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo CZ khác nhau ở những điểm nào.



Kim cương tự nhiên

Kim cương tự nhiên – chúa tể của các loại đá quý là loại đá quý hiếm mang vẻ đẹp vượt thời gian có giá trị vĩnh cửu với giá trị đắt đỏ nhất thế giới.


Kim cương tự nhiên là một trong hai dạng thù hình của carbon, với độ cứng cao và khả năng khúc xạ tốt.

Trong tinh thể kim cương, nguyên tố carbon chiếm 96% đến 99% , còn lại là sự có mặt các nguyên tố tạp chất với một lượng rất nhỏ như: N, H, B, Na,Ca, Mg………

Kim cương tự nhiên được hình thành sâu hàng trăm kilomet dưới lòng đất dưới (khoảng 150-200km dưới mặt đất), dưới nhiệt độ và áp suất rất cao (nhiệt độ khoảng 1200 độ C, áp suất khoảng 5 gigapascal).

Những viên kim cương đầu tiên được tìm thấy tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên.

Người ta có thể tìm thấy kim cương ở Châu Phi, Canada, Brazil, Nga, Ấn Độ…trong đó Châu Phi là nơi có trữ lượng lớn nhất.

Chỉ 20% kim cương khai thác được đạt đủ tiêu chuẩn 4C để đưa vào chế tác trang sức.

Chính vì thế kim cương tự nhiên luôn được xem là biểu tượng của vẻ đẹp, sự giàu có và vĩnh cửu theo thời gian.

Chính vì sự khan hiếm và đắt đỏ của kim cương tự nhiên mà trong chế tác trang sức 80% người ta dùng CZ để mạo danh kim cương với cái tên kim cương nhân tạo CZ.

Kim cương nhân tạo CZ

Cubic Zirconia là một loại đá tổng hợp với thành phần chính là ZrO2, bột ổn định, magie và canxi. Là một viên đá tổng hợp có chất lượng vượt trội có thể sánh ngang kim cương thường được biết đến với cái tên kim cương nhân tạo CZ.


Năm 1973 kim cương nhân tạo CZ được tạo ra bởi các nhà khoa học tại viện vật lý Lebedev ở Moscow Nga.

Thông thường một viên kim cương nhân tạo Cz sẽ không có màu, nhưng có thể được bổ sung một số oxit kim loại để cho ra một loạt các màu sắc khác nhau ví dụ như:

Cerium (Ce): giúp tạo ra màu vàng, cam hoặc đỏ.

Chromium (Cr): giúp tạo ra màu xanh lá.

Neodymium (Nd): giúp tạo ra màu tía.

Erbium (Er): giúp tạo ra màu hồng.

Titanium (Ti): giúp tạo ra vàng nâu.

Ngày nay CZ được sản xuất công nghiệp với số lượng nhiều, hàng loạt phục vụ khoảng 80% đá quý trong ngành công nghiệp nữ trang trên toàn thế giới.

Sự khác nhau giữa kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo CZ



Khi mua kim cương tự nhiên để đảm bảo tốt nhất nên có giấy chứng nhận quốc tế của GIA, IGI, AGS kiểm định. Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn và quyền lợi của mình bạn nên đến những trung tâm kim hoàn uy tín, minh bạch rõ ràng.

Bạn hãy xem thêm:

1 nhận xét: