Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

Các cấp độ phát quang của kim cương

Độ phát quang của kim cương là một khái niệm tạo nên thắc mắc cho nhiều người khi quyết định mua kim cương. Khái niệm này không được GIA xếp vào chung với tiêu chuẩn 4C mà nó tồn tại một cách độc lập, có tác động ít đến giá trị của viên kim cương không giống như trọng lượng, màu sắc, độ tinh khiết và giác cắt.

Độ phát quang của kim cương là gì?

Nhiều người nhầm lẫn độ phát quang của kim cương có phải là kim cương có phát sáng trong bóng tối không thực tế hai vấn đề này là hoàn toàn khác nhau.

Kim cương bản chất của nó là phản xạ lại nguồn sáng theo chiều ngược lại của ánh sáng và kim cương không hấp thụ ánh sáng. Kim cương phát áng sáng trong bóng tối là không có khả năng bởi nếu không có nguồn sáng nào thì kim cương không thể phản xạ được ánh sáng.

Nói một cách đơn giản kim cương phát sáng chỉ khi nào có ánh sáng để nó phản xạ, trường hợp bóng tối không có ánh sáng thì kim cương không phát sáng.

Còn độ phát quang của kim cương hay còn gọi là kim cương phát huỳnh quang khi được tiếp xúc với bức xạ cực tím, tia UV. Nguồn sáng UV thường thấy đó là mặt trời và đèn huỳnh quang.

Không phải tất cả kim cương đều phát huỳnh quang, theo nghiên cứu của GIA chỉ có khoảng 25% đến 35% kim cương có thể hiện mức độ huỳnh quang.


Vì sao kim cương phát ra ánh sáng dưới nguồn sáng UV? Tính phát quang của kim cương xảy ra khi một viên kim cương chứa một lượng vi lượng của nguyên tố phản ứng dưới ánh sáng tia cực tím. Các viên kim cương tự nhiên thường có chứa một số nguyên tố hợp chất được hấp thụ qua hàng triệu năm.

3 nguyên tố có thể được hấp thụ bởi kim cương sẽ gây ra phát huỳnh quang:

Aluminum

Boron

Nitrogen

Thường thì kim cương phát quang màu xanh lam nhưng đôi khi nó cũng phát quang màu vàng, màu trắng hoặc màu cam.

Các cấp độ phát quang của kim cương sẽ được phân chia theo từ không có đến rất mạnh và được GIA phân cấp ra theo mức độ nặng nhẹ.

Các cấp độ phát quang của kim cương

Không phải tất cả kim cương đều phát quang và kim cương phát quang sẽ có mức độ khác nhau tùy theo nguyên tố có trong viên đá.

Màu sắc của ánh sáng phát quang thường là màu xanh lam tuy nhiên cũng có đôi khi có viên kim cương phát ra ánh sáng màu vàng hoặc cam.

GIA đã phân cấp độ phát quang của kim cương thành None, Faint, Medium, Strong, Very Strong trong đó None là trường hợp không có ánh sáng xanh huỳnh quang, Very Strong chứng tỏ ánh sáng huỳnh quang rất mạnh.

5 Cấp độ phát quang của kim cương

None (Không phát quang): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương tự nhiên sẽ không có sự tán xạ màu sắc.

Faint (Nhạt): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc hơi nhạt.

Medium (Trung bình): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc vừa phải.

Strong (Mạnh): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc rõ rệt.

Very Strong (Rất mạnh): Tia cực tím khi chiếu vào viên kim cương có sự tán xạ màu sắc mạnh mẽ, màu sắc cực đậm.

Tùy theo đặc điểm của viên kim cương mà huỳnh quang kim cương sẽ có tác động đến một cách nhất định.

Trường hợp những viên kim cương có màu sắc phân nhóm từ I đến M phát huỳnh quang sẽ giúp màu sắc kim cương trở nên trong suốt không màu hơn so với màu vàng nhạt ban đầu. Từ đó có thể giúp giá trị viên kim cương tăng lên từ 1% đến 3% so với kim cương cùng loại không phát huỳnh quang.

Trường hợp những viên kim cương từ H đến D thì huỳnh quang lại hiệu quả ngược lại. Một số chuyên gia buôn bán đá quý cho rằng các viên kim cương phát huỳnh quang thuộc nhóm này sẽ khiến viên kim cương trở nên mờ và trông nhờn hơn. Đều đó cũng khiến cho giá trị của những viên kim cương này sẽ giảm xuống khi so với viên kim cương cùng loại None phát huỳnh quang.

Ngoài kim cương tự nhiên sự lựa chọn phù hợp nhất bây giờ trong việc chế tác trang sức là kim cương Moissanite, một loại khoáng thạch tự nhiên có vẻ đẹp và đặc điểm tương đồng với kim cương tự nhiên lên đến 98% nhưng giá tốt hơn rất nhiều.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét