Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Bầm tím sau khi lấy máu, hiến máu có nguy hiểm không?

Bầm tím sau khi lấy máu, hiến máu là hiện tượng thường gặp khiến nhiều người cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Vậy thức tế điều này có gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết dưới đây để có lời giải tốt nhất cho vấn đề này. Cũng như tham khảo ngay một số cách làm tan máu bầm hiệu quả nhất.
Vì sao thường bị bầm tím sau khi lấy máu, hiến máu.

Tại sao bị bầm tím sau khi lấy máu, hiến máu?

Sau khi hiến máu, trên da thường xuất hiện vết bầm có màu sắc thay đổi từ xanh đến vàng, tím đậm rồi nhạt dần và biến mất hoàn toàn sau từ 7-10 ngày sau đó. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó một số lý do tiêu biểu gồm:

  • Người lấy máu, hiến máu có thành mạch mỏng, dễ vỡ.
  • Loại kim sử dụng trong lấy máu to hơn so với kim tiêm thông thường.
  • Thời gian lưu kim trong lòng mạch kéo dài hơn so với thông thường.
  • Vận động mạnh ở cánh tay ngay sau khi lấy máu.
Những nguyên nhân trên khiến máu có thể thoát ra ngoài thành mạch gây ra tình trạng xuất huyết cục bộ dưới da. Vết bầm tím xung quanh khu vực lấy ven thường gây cảm giác đau nhức nhẹ.

Làm thế nào để phòng tránh bầm tím xuất hiện sau lấy máu, hiến máu

  • Sau khi lấy máu, việc áp dụng những giải pháp sau sẽ giúp hạn chế tối đa vết bầm tím xuất hiện trên da.
  • Sử dụng trang phục với ống tay áo rộng rãi khi hiến máu sẽ giúp đảm bảo quá trình lưu thông máu, hạn chế bầm tím xuất hiện trên da.
  • Ấn chặt miếng bông để cầm máu ngay sau khi hiến máu xong và quấn băng ép, giữ băng ép tối thiểu 6 tiếng.
  • Hạn chế vận động mạnh với cánh tay lấy máu như thể dục thể thao, khuân vác sau từ 2-3 ngày.
Hạn chế vận động mạnh với cánh tay lấy máu.

Giải pháp loại bỏ vết bầm tím trên da sau lấy máu, hiến máu

Nếu thấy xuất hiện những vết bầm tím trên cánh tay lấy máu, các bạn hãy áp dụng một số giải pháp dưới đây để loại bỏ chúng hiệu quả trong thời gian ngắn.
  • Chườm lạnh tại vị trí bầm tím trong thời gian 24 tiếng sau khi hiến máu. Bạn nên bọc đá lạnh vào khăn mềm để tiến hành chườm, tuyệt đối không sử dụng đá chườm trực tiếp lên da.
  • Nếu phát hiện vết bầm sau 24 tiếng lấy máu, bạn hãy chuyển sang chườm ấm chỗ vết bầm tím, thời gian thực hiện 10 phút/lần và chườm 2 – 3 lần mỗi ngày. Trước khi chườm, bạn cũng đừng quên kiểm tra nhiệt độ của nước để tránh gây bỏng da khi thực hiện.
  • Nếu xuất hiện vết bầm tím kèm cảm giác đau nhức, bạn có thể sử dụng thuốc Paracetamol 500 mg với liều lượng 1 viên/1 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 6 giờ.
  • Nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể hồi phục tốt nhất. Tuyệt đối không tham gia các môn thể thao đòi hỏi thể lực mạnh, các hoạt động vận động nhiều mất sức như chạy bộ, đá bóng, chạy bộ, leo núi.
  • Quan tâm đến chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho máu như: Thịt bò, gan, trứng, sữa, bơ, măng cụt, cà rốt, cà chua,…Có thể bổ sung thêm Sắt và acid folic, vitamin B12 rất tốt cho quá trình tạo máu sau lấy máu.

Loại bỏ bầm tím sau lấy máu, hiến máu hiệu quả với Trật Đả Hoàn

Cùng với những giải pháp trên, bạn có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm thuốc tan máu bầm Trật Đả Hoàn của Công ty Dược Bình Đông để loại bỏ những vết bầm tím trên da sau lấy máu nhanh và hiệu quả nhất.

Sản phẩm thuốc giảm sưng tan máu bầm này có chứa các thảo dược tự nhiên như đương quy, hồng hoa, một dược, đại hoàng, nhũ hương… có khả năng hoạt huyết, tán ứ, tiêu sưng, giúp giảm sưng nề, tụ huyết do chấn thương, do lấy máu.
Sản phẩm thuốc tan máu bầm Trật Đả Hoàn của Công ty Dược Bình Đông.

Thuốc uống tan máu bầm Trật Đả Hoàn phù hợp với người từ 11 tuổi trở lên. Chỉ cần sử dụng thuốc với liều lượng 1 lần/ngày, 1 gói/lần sau ăn bạn sẽ thấy các vết bầm tím được loại bỏ sau thời gian ngắn.

Trong trường hợp đã áp dụng các giải pháp trên nhưng vết bầm tím không những không hết mà lan rộng, đau nhiều, sưng đỏ và viêm. Lúc này bạn cần liên hệ ngay với cơ sở tiếp nhận máu hoặc các cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị kịp thời để tránh những nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét